Thời kỳ Vàng Văn học Nga

Aleksandr Sergeyevich Pushkin một thiên tài thơ ca của Nga

Thế kỷ 19 được coi là Thời kỳ Vàng, rực rỡ nhất của văn học Nga. Chủ nghĩa lãng mạn mang tới thời kỳ nở rộ của các tên tuổi lớn về thơ ca: Vasily Zhukovsky và sau đó là học trò của ông - Alexander Pushkin xuất hiện trên văn đàn. Pushkin không chỉ nâng tầm ngôn ngữ văn chương Nga mà còn xây dựng một đẳng cấp nghệ thuật mới cho văn học Nga. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tiểu thuyết thơ Eugene Onegin. Một thế hệ nhà thơ hoàn toàn mới gồm Mikhail Lermontov, Yevgeny Baratynsky, Konstantin Batyushkov, Nikolay Nekrasov, Aleksey Konstantinovich Tolstoy, Fyodor TyutchevAfanasy Fet kế tục sự nghiệp của Pushkin.

Thể loại văn xuôi cũng phát triển mạnh mẽ. Người có công lớn nhất trong việc dân chủ hóa văn xuôi Nga, đưa nó đến gần hơn với thực tại đời sống là nhà văn vĩ đại Nikolai Gogol. Tiểu thuyết "trường cao" Những linh hồn chết của Nikolai Gogol được coi là tiểu thuyết vĩ đại đầu tiên của nền văn học Nga. Truyện ngắn Chiếc áo khoác, ra đời năm 1842, với phong cách vừa trào lộng vừa trữ tình đặc trưng cho Gogol, đã tạo dấu ấn quan trọng trong nền văn học Nga.

Có thể nói trường phái văn học hiện thực ra đời cùng với tên tuổi của Ivan Turgenev. Fyodor DostoyevskyLeo Tolstoy sớm vang danh toàn thế giới, đến mức nhiều học giả như F.R. Leavis cho rằng một trong hai người xứng đáng là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất mọi thời đại. Ivan Goncharov tạo dấu ấn chủ yếu nhờ tiểu thuyết Oblomov. Mikhail Saltykov-Shchedrin sáng tác văn học trào phúng, còn Nikolai Leskov được nhớ đến nhiều nhất nhờ tiểu thuyết ngắn. Cuối thế kỷ, Anton Chekhov xuất hiện như một bậc thầy thể loại truyện ngắn và đồng thời là nhà soạn kịch hàng đầu thế giới.

Những thành tựu quan trọng khác của thế kỉ 19 gắn liền với nhà văn chuyên viết truyện ngụ ngôn Ivan Krylov; các nhà văn thể loại phi hư cấu như nhà phê bình Vissarion Belinsky và nhà cải cách chính trị Alexander Herzen; các nhà viết kịch Aleksandr Griboyedov, Aleksandr Ostrovsky và nhà văn châm biếm Kozma Prutkov (bút danh dùng chung).